Khi quyết định sử dụng ngân sách tiếp thị quý giá của mình vào một chiến dịch nào đó, nhiều người sẽ cân nhắc giữa quảng cáo Facebook và Influencer marketing. Đó là lý do tại sao DC Media viết bài viết này. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn tất cả thông tin chi tiết và thực tế về cả hai chiến lược để bạn có thể quyết định chiến lược nào phù hợp nhất với mình.
Doanh thu quảng cáo của Facebook dự kiến sẽ đạt 153,76 tỷ USD vào năm 2023. Định giá toàn bộ ngành Influencer marketing vào năm 2023 là 21,1 tỷ USD. Không có gì ngạc nhiên khi việc lựa chọn giữa hai phương pháp quảng cáo này không hề dễ dàng!
Nếu bạn đang bị mắc kẹt ở ngã ba đường vì cố gắng lựa chọn giữa hai chiến lược, đừng lo lắng. Bạn đã đến đúng nơi rồi. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn quyết định xem con đường nào là tốt nhất với thương hiệu của bạn: Quảng cáo trên Facebook hay Influencer marketing. Chúng tôi sẽ thảo luận những điểm tương đồng và khác biệt chính, giúp bạn định hướng theo cách của riêng mình.
Bài đăng này nhằm mục đích đưa ra lộ trình để trả lời các câu hỏi: Sự khác biệt giữa quảng cáo Facebook và Influencer marketing là gì? Ưu và nhược điểm của quảng cáo Facebook so với Influencer marketing? Và bạn đã sẵn sàng sử dụng tất cả những điều trên để tăng cường chiến lược của mình hay chưa?
Hãy bắt đầu với quảng cáo trên Facebook trước nhé.
Quảng cáo Facebook: Những điều cơ bản chúng ta nên biết
Nếu bạn đã dành thời gian trên Facebook thì chắc chắn bạn đã thấy quảng cáo trên Facebook. Những quảng cáo có mục đích này xuất hiện trên feed của bạn với độ chính xác đến mức bạn tự hỏi liệu Meta có đang lắng nghe cuộc trò chuyện của bạn hay không. Nó gần giống như việc bước vào một trung tâm mua sắm và mọi sản phẩm trên kệ đều được thiết kế riêng cho bạn vậy. Nó thật đáng sợ, phải chứ. Nhưng mọi chuyện diễn ra như thế nào?
Quảng cáo Facebook hiện mang đến rất nhiều lựa chọn. Các thương hiệu có thể quảng cáo các trang, bài đăng, trang web và thậm chí cả những hành động mà người dùng thực hiện. Các tùy chọn định dạng quảng cáo cũng đang mở rộng với những bổ sung mới như Trải nghiệm tức thì (Instant Experience). Tính năng này cho phép người dùng xem video, xem qua các hình ảnh được gắn thẻ, Carousel và danh mục sản phẩm cũng như truy cập các trang web khác.
Phạm vi tiếp cận mục tiêu
Quảng cáo trên Facebook cho phép các thương hiệu nhắm mục tiêu đến nhân khẩu học (demographic), sở thích và hành vi cụ thể. Bạn muốn tiếp cận với những người nuôi chó ở Omaha có độ tuổi 25-34 có sở thích làm bánh? Bạn có thể làm điều đó! Nhiều nhà tiếp thị coi khả năng nhắm mục tiêu của Facebook là một trong những thế mạnh lớn nhất vì chúng hoạt động tốt với bất kỳ chiến lược kinh doanh nào. Và những khả năng này chỉ có trên nền tảng của Meta.
Phương pháp tiếp cận dựa trên dữ liệu
Trong hệ thống quảng cáo phức tạp của Facebook, các hành động như thích, nhấp và chia sẻ tạo ra dữ liệu cụ thể. Các thương hiệu có thể nghiên cứu dữ liệu này để hiểu điều gì hiệu quả và điều gì không hiệu quả. Bây giờ là năm 2023 và dữ liệu khiến thế giới quay cuồng. Sprout Social báo cáo rằng 77% các nhà tiếp thị sử dụng dữ liệu này để đặt lại mục tiêu, khai thác sức mạnh của dữ liệu nhằm kết nối lại với khách hàng tiềm năng, tăng sự thành công của chiến lược tiếp thị quảng cáo Facebook và quảng cáo Instagram.
Hiệu quả về chi phí
Bạn cho rằng quảng cáo trên Facebook rất đắt? Với quảng cáo trên Facebook, thời điểm là tất cả. Một quảng cáo về giăm bông nướng sẽ có giá cao hơn đáng kể nếu nó được thực hiện trong những ngày nghỉ lễ thay vì trong mùa hè. Với các tùy chọn về ngân sách và giá thầu cho không gian quảng cáo, đây là cách tiết kiệm chi phí giúp thương hiệu tiếp cận đối tượng vì thương hiệu có thể chỉ định ngân sách và tự động đặt giá thầu cho vị trí đặt quảng cáo.
Có thể đo lường kết quả
Quảng cáo Facebook luôn cung cấp các phân tích chi tiết giúp cho thương hiệu biết được chiến dịch của họ thành công như thế nào. Mặc dù Instagram đã được chứng minh là nền tảng có ROI tốt nhất nhưng nó lại bị ràng buộc với Facebook về mức độ tương tác và chất lượng khách hàng tiềm năng.
ROI là gì? ROI là viết tắt của từ “Return on investment,” nghĩa là “tỷ suất hoàn vốn”. Đây là chỉ số quan trọng giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu suất hoặc lợi nhuận thu được từ một khoản đầu tư ban đầu.
Tự do sáng tạo
Video, Carousel, Instant Experience,… Một lần nữa, quảng cáo Facebook lại mang đến cho bạn rất nhiều công cụ tiếp thị sáng tạo để bạn cho thấy giá trị của thương hiệu. Đó là một sân chơi dành cho sự sáng tạo. SproutSocial chỉ ra rằng 65% người tiêu dùng nói rằng họ cảm thấy kết nối với các thương hiệu có sự hiện diện xã hội mạnh mẽ.
Carousel là gì? Carousel trên Facebook là một dạng quảng cáo xoay vòng, cung cấp cho người xem không gian quảng cáo mà họ có thể khám phá nhiều nội dung hơn. Trong loại quảng cáo này, doanh nghiệp có thể hiển thị từ 2 hoặc nhiều hình ảnh và video trong cùng một quảng cáo. Mỗi hình ảnh hoặc video đi kèm với tiêu đề, mô tả, liên kết, hoặc thông điệp riêng. Khi triển khai quảng cáo Carousel, người xem có thể lướt qua nội dung bằng cách sử dụng các mũi tên hoặc lướt trên màn hình cảm ứng qua trái hoặc phải.
Instant Experience là gì? Instant Experience là một tính năng trên nền tảng quảng cáo Facebook. Instant Experience cho phép doanh nghiệp tạo ra trải nghiệm trực quan và tương tác mà không cần chuyển hướng người dùng đến trang web bên ngoài. Người dùng có thể xem hình ảnh, video và thậm chí thực hiện các hành động mà không rời khỏi quảng cáo trên Facebook.
Quảng cáo trên Facebook cung cấp nền tảng linh hoạt để thương hiệu thể hiện sự sáng tạo, tuy nhiên có một chiến lược tiếp thị khác có lợi thế về yếu tố con người. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về Influencer marketing với độ xác thực và kết nối cá nhân đóng vai trò trung tâm.
Các yếu tố cần thiết trong Influencer Marketing
Influencer marketing không chỉ là những từ ngữ trendy. Đây là nơi dữ liệu “gặp gỡ” và tạo nên “một cuộc hôn nhân hoàn hảo”. Hãy cùng xem xem điều gì khiến cho sự kết hợp này trở nên kỳ diệu đến vậy.
Kết nối con người
Điều thú vị nhất về Influencer marketing là con người! Bản chất của hình thức tiếp thị này là kết nối với khán giả thông qua tương tác với người thực. Những AI Influencer đang gia tăng, thế nhưng chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề này trong một bài viết khác.
Những người có sức ảnh hưởng (Influencer), cho dù họ là người do máy tính tạo ra, người nổi tiếng (celebrity) hay người có ảnh hưởng vi mô (micro-influencer), đều có những người theo dõi tin tưởng họ. Nó giống như việc bạn được một người bạn giới thiệu cho một sản phẩm nào đó. Đây là lý do tại sao 81% người tiêu dùng cho biết các bài đăng trên mạng xã hội đã thu hút sự quan tâm của họ đến các mặt hàng hoặc dịch vụ trong năm qua chứ không phải là quảng cáo truyền thống.
Sự tương tác đích thực
Tôi nhớ khi Oprah Winfrey giới thiệu một cuốn sách, thế rồi nó ngay lập tức trở thành cuốn sách bán chạy nhất. Giờ đây, Khaby Lame cũng có những tác động tương tự đối với thế hệ của anh ấy chỉ bằng biểu cảm khuôn mặt. Những người có sức ảnh hưởng luôn có cách kết nối độc đáo với khán giả của họ, khiến những đề xuất của họ trở nên chân thực và mang tính cá nhân, ngay cả khi không nói một lời nào. Đó chính là sức ảnh hưởng!
Tiếp cận thị trường ngách
Những người có sức ảnh hưởng thường phục vụ một phân khúc cụ thể. Cho dù đó là thể dục, thời trang hay tài chính, các thương hiệu sẽ khôn ngoan khi khai thác những ngóc ngách này để tiếp cận đối tượng mục tiêu của mình. Sử dụng các chiến lược tiếp thị thích hợp có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng lên các cấp độ mới.
Trong thời kỳ đóng cửa vì Covid-19, con trai tôi đã thấy một bạn nhỏ chơi Roblox trên YouTube. Kể từ đó, thằng bé đã thuyết phục bố mẹ mua cho một chiếc máy chơi game mới ở Robux, món hàng bao gồm ba lô, đồ lót và áp phích, đồng thời thằng bé cũng bắt chúng tôi ngồi xem hết bộ phim.
Tôi nhận thấy rằng thằng bé cũng chỉ cho anh em họ của mình (sống cùng địa phương và ngoài tiểu bang) cách đăng nhập và sử dụng nó. Chúng tôi thậm chí đã có một vài buổi họp mặt gia đình (điều mà tôi rất thích). Tất cả điều này là do kidfluencer (người có sức ảnh hưởng là trẻ nhỏ) yêu thích của thằng bé. Thằng bé cũng đã trở thành một người chơi trung thành kể từ đó!
Tác động có thể đo lường được
Việc gì đáng làm thì nên làm cho đến nơi đến chốn. Giống như quảng cáo trên Facebook, Influencer marketing mang lại kết quả có thể đo lường được. Các thương hiệu có thể theo dõi các chỉ số đo lường hiệu quả công việc (KPI) như mức độ tương tác, tỷ lệ nhấp, chuyển đổi và số lần hiển thị để xác định sự thành công của chiến dịch.
KPI là gì? KPI là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Key Performance Indicator”. Đây là một chỉ số dùng để đo lường và đánh giá mức độ thành công của một tổ chức, dự án hoặc hoạt động dựa trên một số tiêu chí quan trọng. Trong các doanh nghiệp, mỗi phòng ban sẽ sử dụng các chỉ số KPI riêng để đánh giá hiệu suất làm việc của mình một cách khách quan.
Hợp tác sáng tạo
Người tiêu dùng liên tục bị quảng cáo tấn công, vì vậy Influencer marketing có thể là một luồng gió mới. Những người có sức ảnh hưởng có lợi thế hơn các thuật toán ở chỗ họ mang lại sự sáng tạo. Họ biết khán giả của mình và họ hiểu cách tạo ra nội dung phù hợp và gây được tiếng vang. Nỗ lực hợp tác giữa thương hiệu và người có sức ảnh hưởng là yếu tố dẫn đến các chiến dịch hấp dẫn, sáng tạo và hiệu quả.
Quảng cáo Facebook và Influencer marketing: Cái nào tốt hơn?
Tiếp cận và nhắm mục tiêu
Quảng cáo trên Facebook có thể tiếp cận tới 2,08 tỷ người dùng và nhắm vào các mục tiêu một cách tập trung. Người ta ước tính có 4,9 tỷ người dùng mạng xã hội trên toàn thế giới. Influencer marketing có tiềm năng tiếp cận từng người dùng này bằng cách đưa ra cách tiếp cận phù hợp, kết nối với các đối tượng cụ thể nhờ sự trợ giúp của những tính cách mà khán giả của họ yêu thích và tin tưởng.
Tin cậy và xác thực
Đây là yếu tố tỏa sáng ở Influencer marketing. 62% người tiêu dùng tin tưởng influencer hơn các thương hiệu hoặc người nổi tiếng. Sự tin tưởng đó chuyển thành sự gắn kết, lòng trung thành và giữ chân khách hàng. Quảng cáo trên Facebook, mặc dù có khả năng nhắm mục tiêu tốt nhưng lại thiếu kết nối cá nhân mà người tiêu dùng khao khát hay thậm chí là mong đợi.
Chi phí và ROI
Facebook không chỉ là mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất mà nó còn mang lại ROI cao nhất. Influencer marketing có thể gồm nhiều loại chi phí, tùy thuộc vào phạm vi tiếp cận và tỷ lệ tương tác của influencer. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp có thể kiếm được 5.20 đô la từ mỗi đô la chi cho Influencer marketing.
Sáng tạo và hợp tác
Cả hai chiến lược đều mang lại một chút tự do sáng tạo, nhưng Influencer marketing sẽ bổ sung thêm lợi ích cho sự cộng tác. Cộng tác đưa mọi thứ lên một tầm cao mới. Công tác thường mang lại sự kết hợp hài hòa giữa tính sáng tạo của thương hiệu và influencer.
Khả năng đo lường
Cả quảng cáo trên Facebook và Influencer marketing đều mang lại cho thương hiệu khả năng đo lường thành công. Họ có thể thấy những gì hiệu quả và tận dụng mọi cơ hội để thực hiện những cải tiến mà họ cho rằng phù hợp.
Xu hướng và Khả năng thích ứng
Influencer marketing được định hướng bởi con người. Bản chất của con người là rất giỏi trong việc thích nghi vì nó rất cần thiết cho sự sống còn của chúng ta. Influencer marketing có khả năng thích ứng và phù hợp với xu hướng hiện tại. Quảng cáo trên Facebook, dựa trên dữ liệu, có thể nhanh chóng thích ứng cũng như nhìn thấy các xu hướng sắp tới và nhanh chóng thực hiện các điều chỉnh để sẵn sàng cho những thay đổi của thị trường trước khi chúng xảy ra.
Quảng cáo Facebook và Quảng cáo truyền thống
Chúng ta đừng quên hình thức đầu tiên của marketing: Quảng cáo truyền thống. Quảng cáo Facebook khác gì so với Quảng cáo truyền thống?
Chà, chúng khác nhau, thực sự rất khác nhau. Chắc chắn rồi, chúng có cùng mục đích. Mục đích của chúng là giúp khách hàng tiềm năng biết về sản phẩm hoặc dịch vụ, đảm bảo họ ghi nhớ và thuyết phục họ sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Nhưng quảng cáo truyền thống, với các dạng quảng cáo trên báo in, đài phát thanh và truyền hình, thường đánh mất sự liên quan đến cá nhân. Nó thường thiếu khả năng phản hồi theo thời gian thực.
Quảng cáo trên Facebook rất năng động và làm rất tốt việc xác định cũng như tiếp cận đối tượng mục tiêu của thương hiệu. Khả năng tối ưu hóa thông điệp và hình ảnh một cách nhanh chóng và theo thời gian thực không chỉ giúp quảng cáo trên mạng xã hội hiệu quả hơn mà còn tiết kiệm chi phí hơn.
Thống kê chứng minh rằng hơn 60% các nhà tiếp thị mong đợi ngân sách dành cho influencer của họ sẽ tăng lên trong khi nhiều người đang từ bỏ hoàn toàn hoạt động tiếp thị truyền thống. Mục tiêu của các nhà tiếp thị không chỉ đơn giản là tiếp cận mọi người. Đó là kết nối với đúng người vào đúng thời điểm, theo cách mà quảng cáo truyền thống trước đây không thể làm được.
Vậy, quảng cáo Facebook và Influencer marketing: Cái nào tốt hơn?
Chúng tôi đã đề cập đến sự khác biệt, điểm tương đồng cũng như ưu và nhược điểm của quảng cáo Facebook, Influencer marketing và tiếp thị truyền thống. Chúng tôi thấy rằng mỗi phương pháp lại đi kèm với những cơ hội và thách thức riêng. Vậy ai là người chiến thắng trong trận chiến này? Rất khó để tìm ra câu trả lời cụ thể. Có rất nhiều biến số để chúng ta xem xét. Nó phụ thuộc vào thương hiệu, đối tượng và mục tiêu của bạn. Quảng cáo trên Facebook tiếp cận rộng rãi và nhắm mục tiêu chính xác, trong khi Influencer marketing tạo dựng niềm tin và mức độ tương tác.
Sự lựa chọn đúng đắn cho thương hiệu phụ thuộc vào mục tiêu cụ thể và đối tượng mục tiêu. Hãy nghĩ về nó giống như việc lựa chọn giữa một chiếc váy đen cổ điển và một bộ trang phục mới hợp thời trang. Cả hai đều có vị trí và mục đích của nó. Điều quan trọng là bạn phải biết sử dụng khi nào và như thế nào.
Dù cho bạn đang tìm cách mở rộng phạm vi tiếp cận của mình bằng quảng cáo nhắm mục tiêu của Facebook, xây dựng lòng tin thông qua kết nối với influencer hay khám phá sự kết hợp của cả hai, bạn đều có thể tin tưởng vào những chuyên gia tại DC Media. Bạn đã sẵn sàng thực hiện bước tiếp theo và tìm ra chiến lược hoàn hảo cho thương hiệu của mình chưa? Hãy lên lịch cho chiến dịch, tìm hiểu mục tiêu của thương hiệu và biến nó thành sự thật.