Review KOC, Review KOL – Content mới lạ siêu hút view – Review KOC và KOL là một xu hướng mới mẻ đang thu hút sự chú ý trên các nền tảng truyền thông xã hội. Điều đặc biệt là dù trước đây chúng ta thường thấy KOC (Key Opinion Consumers) và KOL (Key Opinion Leaders) là những người được mời để đánh giá và đưa ra ý kiến về các sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu, thì giờ đây, các brand, cửa hàng và người bán hàng đang là người đưa ra đánh giá về KOC và KOL. Hãy cùng DC Media tìm hiểu về content ngược lạ nhưng lại vô cùng được mọi người quan tâm này nhé!
Content review từ góc nhìn của các brand và seller này thường được thực hiện dựa trên kinh nghiệm hợp tác trước đây với các Creators trên các nền tảng truyền thông. Dù có thể chịu ảnh hưởng từ một số yếu tố khác nhau, nhưng các đánh giá thường khá chân thực, dựa trên những trải nghiệm thực tế. Mặc dù thường có xu hướng khen ngợi hơn là chỉ trích, nhưng sự chân thực vẫn là yếu tố quan trọng, giúp người xem có cái nhìn tổng quan và chi tiết về sản phẩm hoặc dịch vụ được đánh giá.
- Đặc biệt, các content như vậy thường nhận được lượng view và tương tác cực kỳ cao trên các nền tảng như toptop, giúp tăng cơ hội tiếp cận và thu hút khách hàng mới.
- Đối với các seller và brand, việc nghĩ về việc áp dụng loại hình nội dung này cho kênh của mình là một cơ hội để tạo ra sự khác biệt và thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
Phân biệt KOL và KOC
Mức độ chủ động
- Các nhãn hàng, thương hiệu sẽ chủ động tìm kiếm, làm việc với KOLs và trả phí cho họ để quảng bá sản phẩm dịch vụ trên nền tảng KOLs.
- Còn KOC thì thường chủ động và đánh giá các sản phẩm mà họ đang có sự quan tâm, các review mang tính chất khách quan và không bị ảnh hưởng bởi những yếu tổ khác liên quan đến lợi ích, tiền bạc.
Quy mô đối tượng
- Phần lớn các KOLs được phân loại dựa trên số lượng followers: Nano, Micro, Macro, Clebs (người nổi tiếng với hàng triệu người theo dõi).
- Với KOC quy mô đối tượng của họ không quá quan trọng, thứ họ cần là đo lường mức độ hài lòng và phản ứng của người tiêu dùng trên thị trường.
Chuyên môn
- KOLs đòi hỏi phải là những người có chuyên môn, kiến thức sâu rộng để có thể dẫn dắt người dùng.
- Còn KOC với vị trí là người đi mua hàng và đưa ra những đánh giá của chính họ với sản phẩm.
Độ tin cậy
- KOLs thường được các nhãn hàng, thương hiệu book để PR, đôi khi những KOL cũng đưa ra những đánh giá đôi khi cũng hơi “lố” để làm hài lòng nhãn hàng.
- Nhưng với KOC, họ sở hữu độ tin cậy cao với khách hàng, vì chính KOC cũng là một khách hàng. Những đánh giá của họ thực tế và không mang tính quảng cáo nào cho thương hiệu họ review.
Khi nào thì nên sử dụng KOL và KOC
KOL được sử dụng cho các chiến dịch khi:
- ️Các chiến dịch ra mắt sản phẩm mới cần độ phủ rộng: Một cách hiệu quả cao cho các thương hiệu làm việc với những người có ảnh hưởng là cộng tác và tài trợ bài viết liên tục. Đây là một cách để khởi chạy một sản phẩm mới ra thị trường vì nó cho phép những người có ảnh hưởng tạo nội dung cho bạn và chia sẻ các đánh giá của họ, điều này sẽ xây dựng nhận thức về thương hiệu.
- ️Đại sứ thương hiệu, gương mặt thương hiệu theo mùa lễ: Chúng ta vẫn thường hay thấy các ca sĩ, nghệ sĩ trở thành Đại sứ thương hiệu một khu vực hoặc toàn cầu. Từ đó, nhận thức về thương hiệu được thể hiện trên quy mô lớn. Nếu bạn chọn đúng đại sứ thương hiệu cho đối tượng khách hàng mục tiêu của thương hiệu, chắc chắn hiệu quả của chiến dịch sẽ đạt đến mức tốt nhất.
Đối với KOC
- KOC trở thành một chiến dịch thúc đẩy doanh thu trong thời gian ngắn bằng cách tạo niềm tin qua review, đánh giá chân thật: KOC ngày càng phát triển nhờ sự ‘đi lên’ của các group Facebook và Tiktok. Ta có thể thấy được rất nhiều KOC nổi tiếng.
- ️Điều hướng khách hàng về web, TMĐT, tỉ lệ chuyển đổi cao: Ngày nay, chúng ta không còn quá xa lạ gì với khái niệm Affiliate Marketing – Tiếp thị liên kết. Với những KOC, họ thường kiếm thông qua hoa hồng từ các link sản phẩm mà họ sử dụng. Tiếp thị liên kết được theo dõi qua các liên kết duy nhất giúp thương hiệu hiểu đường dẫn giới thiệu của chuyển đổi. Cách thức tốt nhất để hợp tác dưới hình thức này là qua nền tảng Instagram và TikTok.
- Việc sử dụng KOLs/KOCs vào tiếp thị sẽ mang lại nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp, từ việc tăng cường tương tác và trải nghiệm khách hàng đến việc tối ưu hóa chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Điều này không chỉ cải thiện đáng kể hiệu quả bán hàng mà còn mở ra những cơ hội mới trong việc sử dụng dữ liệu để hoạch định chiến lược kinh doanh.
Khi Brand và Seller review KOL, review KOC
Active User Rate – Phân biệt “thật” – “ảo”
Active User Rate là tỷ lệ followers hoạt động thường xuyên trên Social Media, giúp phân biệt followers “thật” và “ảo” của Influencer/KOL. Chỉ số này càng thấp, hồ sơ của Influencer càng kém tin cậy. Ví dụ, Đen Vâu có Active User Rate 90% trên Fanpage, cho thấy các tương tác là thật, giúp nhãn hàng đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng của anh.
Relevance Score – Influencer/KOL nào phù hợp với chiến dịch?
Resonance Score – “Soi” thái độ của followers với Influencer/KOL
Chỉ số cộng hưởng (Resonance Score) đo lường mức độ tương đồng giữa nội dung bình luận và bài đăng của Influencer/KOL, cho thấy mức độ quan tâm của followers. Resonance Score cao nghĩa là followers quan tâm nhiều đến chủ đề, còn thấp thì ngược lại. Ví dụ, Bích Phương có Resonance Score 64, chứng tỏ nội dung cô chia sẻ khá được followers quan tâm. Chỉ số này giúp đánh giá sự phù hợp của Influencer với nội dung của bạn.
Sentiment Score – “Soi” cảm xúc tích cực của followers với Influencer/KOL
Chỉ số cảm xúc tích cực (Sentiment Score) đo lường phản hồi tích cực của followers đối với nội dung của Influencer/KOL. Chỉ số cao nghĩa là followers có thái độ tích cực, ngược lại, chỉ số thấp thể hiện thái độ tiêu cực. Sentiment Score quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe thương hiệu trước khi thực hiện chiến dịch Influencer Marketing. Ví dụ, Đen Vâu có Sentiment Score 85% trong tháng gần đây, cho thấy nội dung anh chia sẻ nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khán giả.
Influence Score