Trở thành một Micro-Influencer chuyên nghiệp trong năm 2024 đang trở thành một mục tiêu hấp dẫn đối với nhiều người muốn khám phá lãnh vực Influencer Marketing. Vậy làm thế nào để trở thành một Micro-Influencer chuyên nghiệp? Hãy cùng DC Media tìm hiểu qua các bước tiếp theo.
Micro-Influencer là ai?
Micro-Influencer là ai? Các Micro-Influencer là những người sáng tạo nội dung với 10K – 100K người theo dõi trên các mạng xã hội. Họ thường tập trung vào các lĩnh vực cụ thể như giáo dục, thời trang, làm đẹp… Điều này khiến người theo dõi họ dễ dàng chịu ảnh hưởng từ những thông điệp và ý kiến mà Micro-Influencer chia sẻ.
Tại Việt Nam, các Micro-Influencer ngày càng trở nên phổ biến và đa dạng trên các nền tảng mạng xã hội. Trên Instagram, họ thường tập trung vào các lĩnh vực như thời trang, mỹ phẩm và làm đẹp. Điều này là do các sản phẩm này dễ dàng tiếp cận đến người theo dõi thông qua Affiliate Marketing, một trong những cách kiếm tiền phổ biến nhất hiện nay cho Micro-Influencer. Trên TikTok, các Micro-Influencer tạo ra nhiều nội dung sáng tạo và đa dạng, thu hút nhiều đối tượng khác nhau và dễ dàng tiếp cận giới trẻ, từ đó tạo ra lượng tương tác ấn tượng nhờ thuật toán lên xu hướng của nền tảng này.
Ngoài việc tạo ra nội dung trên các nền tảng mạng xã hội, Micro-Influencer còn có nhiều cơ hội hợp tác với các thương hiệu. Họ có thể nhận quà tặng từ các thương hiệu để đánh giá sản phẩm, chia sẻ về công dụng và trải nghiệm cá nhân; hoặc hợp tác với các nhãn hàng để tạo ra các sản phẩm được cá nhân hoá, từ đó tạo sự gần gũi và quen thuộc, dễ dàng tác động đến người theo dõi. Ví dụ, @spookythankfulmerry, một Micro-Influencer về trang trí Halloween, đã hợp tác với Laika Studios để thiết kế một cây thông Noel theo chủ đề Coraline để quảng bá sản phẩm mới của studio này. Với phong cách cá tính, @spookythankfulmerry đã thu hút sự chú ý của người theo dõi và tạo ra nhu cầu cho video hướng dẫn trang trí cây thông.
Làm thế nào để trở thành một Micro-Influencer?
Tạo nên những câu chuyện hấp dẫn
Trước hết, hãy tự nhận biết “đam mê” và “khả năng”. Những câu chuyện cá nhân sẽ giúp xây dựng cái tôi riêng biệt của bạn, từ đó tạo ra ấn tượng mạnh mẽ với người theo dõi. Khi bạn đã xác định được điều này, tuyến nội dung của bạn trên mạng xã hội sẽ đi theo một hướng nhất định, mang lại sự sâu sắc và thu hút thêm người hâm mộ. Tuy nhiên, bạn cũng có thể mở rộng lĩnh vực nội dung lên tối đa 2 – 3 chủ đề khác để làm giàu hơn trang cá nhân của mình. Tuy nhiên, cần nhớ rằng các chủ đề phụ này cần liên quan chặt chẽ đến chủ đề chính. Ví dụ, nếu bạn quan tâm đến ẩm thực, bạn có thể tập trung vào việc đánh giá đồ ăn, cùng với việc chia sẻ video hướng dẫn nấu ăn hoặc trải nghiệm ẩm thực địa phương.
Lựa chọn nền tảng phù hợp
Instagram, TikTok và YouTube là những nền tảng phổ biến nhất mà Micro-Influencer thường sử dụng. Tuy nhiên, quyết định chọn nền tảng phù hợp thường phụ thuộc vào đối tượng người theo dõi mà nhà sáng tạo nội dung muốn tiếp cận. Ví dụ, TikTok thường phù hợp với Gen Z và có thể tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ hơn đối với nhóm này, trong khi YouTube thường được ưa chuộng với các nội dung sâu sắc và có khán giả đa dạng về độ tuổi.
Đồng thời, để tối ưu hóa mạng xã hội, bạn cũng cần chuyển đổi tài khoản của mình thành Tài khoản Doanh nghiệp (đối với TikTok và Instagram). Ngoài ra, việc thay đổi phần giới thiệu (bio) sao cho hấp dẫn và sử dụng ảnh đại diện ấn tượng cũng là cách quan trọng để thu hút sự chú ý của người dùng.
Nắm rõ các hình thức kinh doanh từ nền tảng
Mỗi nền tảng mạng xã hội sẽ có các chính sách khác nhau. Ví dụ, để kích hoạt chế độ kiếm tiền trên YouTube, bạn cần đảm bảo có ít nhất 1,000 người đăng ký và hơn 4,000 giờ xem trong vòng 12 tháng. Trong khi đó, trên TikTok, bạn có thể dễ dàng gắn liên kết sản phẩm mặc dù chưa có nhiều tương tác.
Ngoài ra, các Micro-Influencer cần cung cấp thông tin liên lạc trên mạng xã hội để thể hiện mong muốn hợp tác với các thương hiệu. Bạn cũng có thể gắn tag thương hiệu mỗi khi trải nghiệm sản phẩm, dù có được tài trợ hay không. Bằng cách này, bạn sẽ dễ dàng kết nối với các thương hiệu và xây dựng thị trường của riêng mình.
Theo dõi trực tiếp khán giả và đo lường tương tác
Theo dõi và kiểm tra thường xuyên lượt tương tác sẽ giúp bạn đánh giá liệu nội dung của mình còn phù hợp và phổ biến hay không. Hãy kiên nhẫn duy trì hoạt động và thường xuyên tương tác với khán giả qua các tính năng như livestream hay story. Từ những tương tác trực tiếp này, bạn có thể hiểu rõ hơn về đối tượng khán giả của mình, những gì họ cần và mong muốn từ bạn. Đôi khi, việc tạo ra nội dung hài hước và theo xu hướng có thể giúp bạn thu hút được lượt tương tác ấn tượng.
Lợi ích khi hợp tác với Micro-Influencer
Các thương hiệu có thể nhận được những lợi ích sau khi hợp tác với Micro-Influencer:
Hiệu quả về mặt chi phí
Micro-Influencer thường là lựa chọn hấp dẫn về mặt chi phí. Dù giá cả có thể thay đổi tùy thuộc vào sức ảnh hưởng, loại nội dung và nền tảng, nhưng thường thì chi phí cho các màn hợp tác này không quá cao so với những Influencer quy mô lớn. Ví dụ, trên Instagram, chi phí cho mỗi bài đăng từ Micro-Influencer có thể từ 100$ đến 500$, trong khi đó, với những Influencer lớn, chi phí có thể lên đến hàng ngàn đô la cho mỗi bài đăng.
Tỷ lệ tương tác cao
Hợp tác với Micro-Influencer cũng mang lại tỷ lệ tương tác cao. Một nghiên cứu chỉ ra rằng Micro-Influencer vẫn có thể tạo ra tỷ lệ tương tác khoảng 2% cho các bài đăng trên Instagram, cao hơn so với những Influencer quy mô lớn. Trên TikTok, tỷ lệ tương tác của Micro-Influencer cũng ấn tượng, lên đến trung bình 12,4%.
Tiếp cận được khách hàng mục tiêu
Micro-Influencer thường tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể, xây dựng cộng đồng có sở thích tương đồng. Điều này giúp họ trở thành lựa chọn lý tưởng để tiếp cận gần hơn với khách hàng mục tiêu của các thương hiệu. Ví dụ, một Micro-Influencer trên TikTok chuyên về làm đẹp và chăm sóc da có thể giúp các thương hiệu mỹ phẩm và làm đẹp tiếp cận nhóm đối tượng mục tiêu của họ một cách hiệu quả.